[email protected] +84 0933961912

Scrum là gì? So sánh Mô hình Agile và Scrum

Scrum là gì mà các tổ chức công nghệ và các nhà sáng tạo phần mềm thường xuyên sử dụng như vậy? Đây là một công cụ đắc lực giúp tăng cường tính linh hoạt và khả năng thích ứng với sự thay đổi của các nhóm làm việc. Cùng MaxToT tìm hiểu trong bài viết dưới đây khái niệm Scrum là gì và cách ứng dụng hiệu quả.

Scrum là gì?

Scrum là gì? Đây là một trong những phương pháp trong mô hình Agile (tăng tính linh hoạt, cải thiện tốc độ phát triển và chất lượng sản phẩm) được sử dụng phổ biến trong việc quản lý và phát triển các dự án có liên quan đến phần mềm. Công cụ này được tạo ra với mục đích hỗ trợ các nhóm làm việc tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn và hướng đến các mục tiêu dài hạn hơn.

khái niệm Scrum là gì

Tìm hiểu khái niệm Scrum là gì

Mục tiêu dài hạn chính là tập trung vào việc hoàn thiện các sản phẩm cũng như kỹ thuật, quy trình và môi trường làm việc. Quá trình này được lặp đi lặp lại theo một chu trình, gọi là vòng sprint. Chỉ khi các giá trị trên đảm bảo đạt tiêu chuẩn, đơn vị mới có thể mang đến cho khách hàng những kết quả, sản phẩm tốt nhất.

Việc ứng dụng phương pháp Scrum sẽ khích lệ tinh thần học tập của các cá nhân trong nhóm. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào quá trình tự trải nghiệm của các cá nhân. Trong lúc đó, các cá nhân trong đội nhóm cũng sẽ làm việc chung để giải quyết các vấn đề, đưa ra những ý tưởng độc đáo, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.

Ba trụ cột của Scrum

Scrum gồm có ba trụ cột chính bao gồm tính minh bạch, sự thanh tra và sự thích nghi. Các trụ cột này đảm bảo cho Scrum hoạt động đúng và có hiệu quả.

  • Tính minh bạch: Các thông tin liên quan như tầm nhìn sản phẩm, nhu cầu khách hàng, tiến độ làm việc, khó khăn tồn tại,...đòi hỏi tính minh bạch, khách quan và xuyên suốt. Khi có đủ thông tin, các bộ phận sẽ làm việc với nhau để đi đến quyết định cuối cùng.
  • Tính thanh tra: Các hoạt động trong Scrum luôn được theo dõi và kiểm tra liên tục. Điều này đảm bảo các vấn đề có thể được phát hiện đúng lúc. Từ đó, đơn vị có thể đưa ra những phương án giải quyết thích hợp, mang đến những thông tin có giá trị nhất cho các bên làm việc.
  • Tính thích nghi: Sau khi các thông tin đảm bảo được sự minh bạch, rõ ràng, Scrum sẽ hỗ trợ tìm kiếm những hướng thay đổi một cách phù hợp và tích cực hơn. Hoạt động này giúp quá trình làm việc nhanh chóng, hiệu quả, mang lại kết quả tốt nhất.
Scrum là gì

Các trụ cột đảm bảo cho Scrum hoạt động đúng và hiệu quả

Các sự kiện trong Scrum

Scrum bao gồm 5 sự kiện chính. Vậy các sự kiện trong Scrum là gì và có vai trò như thế nào? Cùng Viindoo hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây.

  • Diễn biến trong Sprint

Đây chính là sự kiện chính của Scrum, là khoảng thời gian cố định mà nhóm làm việc thực hiện các hoạt động tạo mới và phát triển sản phẩm. Sự kiện này thường không dài quá 1 tháng và không ít hơn 1 tuần. Do có chu trình làm việc lặp lại nên các vòng Sprint giống nhau và diễn ra liên tục. Sự kiện này dừng lại khi hết thời gian đặt ra dù dự án đã hoàn thành hay chưa.

  • Lập kế hoạch Sprint

Mục đích của lập kế hoạch Sprint trong Scrum là gì? Sự kiện này sẽ lên kế hoạch làm việc và xảy ra trước một vòng Sprint. Lập kế hoạch Sprint gồm 3 phần như sau:

  • Phần 1: Phần này sẽ do chủ sở hữu sản phẩm (Product Owner) trình bày nhằm trả lời câu hỏi Why - “Vì sao cần thực hiện điều này?”. Sau đó, các thành viên sẽ đưa ra ý kiến và đi đến quyết định cuối cùng, xác định mục tiêu của Sprint (Sprint Goal).
  • Phần 2: Sau khi xác định mục tiêu, chủ sở hữu sản phẩm sẽ trao đổi với các nhà phát triển để xác định nội dung cần thực hiện. Các nội dung này được lựa chọn từ Product Backlog và có thể trả lời cho câu hỏi What - “Làm những gì?”.
  • Phần 3: Xác định phương thức và công cụ thực hiện mục tiêu đồng thời trả lời câu hỏi How - “Làm như thế nào?”.
  • Scrum hằng ngày

Thực tế đây là một cuộc họp nhỏ của cả nhóm Scrum với thời gian khoảng 15 phút. Nội dung cuộc họp bao gồm đánh giá lại công việc và đưa ra những giải pháp mới. Thông thường, cuộc họp này sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian và tại một địa điểm nhất định để tạo thói quen cho mọi người.  

  • Họp sơ kết Sprint

Sau khi Scrum kết thúc, đội nhóm làm việc sẽ sơ kết lại các hoạt động và kết quả đạt được. Mọi thành viên đều cần tham gia và có thể mời thêm khách mời nếu cần. Nội dung chương trình bao gồm hoạt động dùng thử sản phẩm và đưa ra những kế hoạch mới trong tương lai. Các nội dung như Product Backlog và dự định phát hành sản phẩm có thể thay đổi sau.

  • Họp cải tiến Sprint

Mục đích của sự kiện này là để đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả làm việc. Các thành viên tham dự bắt buộc là nhóm phát triển, người hướng dẫn (Scrum Master) và khách mời. Chủ sở hữu sản phẩm có thể không tham gia.

Scrum là gì

Vòng Sprint là các chu kỳ giống nhau lặp đi lặp lại liên tục

Các vai trò trong Scrum

Tiếp theo, để có thể thực hiện các sự kiện kể trên thì vai trò của các thành viên trong Scrum cũng được chia ra và định nghĩa riêng biệt:

  • Product Owner: Là chủ nhiệm dự án, người có sự hiểu rõ về dự án, từ đó tạo ra các nhiệm vụ cân bằng giữa yêu cầu của khách hàng với năng lực của đội ngũ.
  • Scrum Master: Có thể hiểu là người điều phối dự án, đảm bảo rằng các sự kiện diễn ra thông suốt.
  • Development Team: Đội phát triển sản phẩm từ 05 - 10 người tùy thuộc vào quy mô dự án, bao gồm các lập trình viên, chuyên viên kiểm thử….

Mô hình Agile và Scrum có gì khác nhau?

Vậy sự khác biệt giữa Agile và Scrum là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản rằng Agile là một triết lý giúp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi. Trong khi đó, Scrum chính là một phương pháp của Agile để tạo nên tư duy linh hoạt và sự liên kết nhóm làm việc và quản lý dự án Agile với nhau.

Scrum là gì và Scrum khác gì Agile

Tìm hiểu điểm khác biệt giữa Agile và Scrum là gì

Có thể nói, Agile là tư duy và Scrum là khung làm việc. Các tư duy của Agile bao gồm 4 giá trị và 12 nguyên tắc hướng đến phát triển sản phẩm linh hoạt hơn. Agile chỉ ở mức độ trừu tượng, bao quát. Để đi vào ứng dụng cụ thể, nhóm dự án sẽ thực hiện phương pháp Scrum.

Việc bao hàm hết các giá trị và nguyên tắc trong Agile yêu cầu không ít thời gian. Tuy nhiên, nếu hoạt động dựa theo khung làm việc của Scrum, thời gian này có thể được rút ngắn lại và hiệu quả có thể sẽ cao hơn.

Các giá trị của Scrum

Scrum mang đến nhiều giá trị tốt đẹp cho các nhóm làm việc, đồng thời giúp các thành viên làm việc có hiệu quả hơn. Vậy cụ thể những giá trị của Scrum là gì?

  • Dũng cảm - Courage: Các thành viên trong nhóm Scrum cần sự dũng cảm, tự tin nhất định để đưa ra quan điểm cá nhân của mình. Đối với toàn đội, sự dũng cảm được thể hiện trong việc dám đưa ra những quyết định mới và táo bạo.
  • Tập trung - Focus: Nhóm làm việc nên tập trung vào một mục tiêu nhất định mà hạn chế đặt ra quá nhiều nhiệm vụ.
  • Cam kết - Commitment: Các thành viên cần đảm bảo thực hiện đúng những gì đã cam kết với công việc. Khi các nhiệm vụ được đưa ra, các cá nhân sẽ dựa vào hoạt động riêng để sắp xếp công việc, thống nhất với đội nhóm và đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Tôn trọng - Respect: Không có cá nhân nào hoàn hảo và sự tôn trọng cần được đề cao. Hiệu quả công việc chỉ phát huy tối đa khi có sự tôn trọng, hợp tác, đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.
  • Cởi mở - Openness: Nếu gặp khó khăn, nói ra là cách tốt nhất để cả nhóm có thể tìm ra phương án hỗ trợ. Vì thế, các thành viên không nên chỉ im lặng và cố gắng xoay sở một mình.
Các giá trị quan trọng của Scrum là gì

Các giá trị quan trọng của Scrum

Mô hình Scrum hoạt động như thế nào?

Mỗi công cụ trong Agile đều có một mô hình làm việc riêng. Vậy quy trình hoạt động của Scrum là gì để đội nhóm có thể đạt được hiệu quả công việc tốt nhất?

  • Tổ chức Backlog

Hoạt động này do chủ sở hữu sản phẩm (Product Owner) đảm nhiệm để đưa ra những định hướng mới về sản phẩm. Vị trí này đòi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt về thị trường và khách hàng để có được những sự điều hướng phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu sản phẩm còn làm công tác liên kết giữa người dùng, khách hàng với đội nhóm phát triển. Theo đó, người này sẽ tiếp nhận và tổng hợp lại các ý kiến phản hồi từ hai bên, sau đó tạo danh sách các nhiệm vụ cần thiết trong giai đoạn tiếp theo.

  • Họp kế hoạch Sprint

Nội dung cuộc họp bao gồm việc lên kế hoạch và đưa ra những mục tiêu mới cho đội nhóm phát triển. Đồng thời, câu chuyện của người dùng từ Product Backlog cũng sẽ được thêm vào Sprint Backlog sau khi được thống nhất. Các nội dung được chuyển giao cũng cần được làm rõ.

  • Diễn biến trong Sprint

Thời gian của 1 Sprint không kéo dài quá 4 tuần và không ít hơn 1 tuần để hoàn thành các danh mục của sản phẩm. Nội dung công việc luôn có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình chung và được thảo luận bởi chủ sở hữu sản phẩm và đội phát triển.

Thông thường, một Sprint bao gồm các sự kiện từ lên kế hoạch đến thực hiện hoạt động cải tiến. Nhóm làm việc nên giữ nguyên cùng một thời gian làm việc để có thể đánh giá được hiệu quả công việc khi thực hiện các sản phẩm khác nhau. Điều này giúp nhóm đưa ra những đánh giá và có biện pháp khắc phục. 

  • Sprint hằng ngày

Nội dung cuộc họp bao gồm đánh giá lại hiệu quả công việc ngày hôm qua, kế hoạch ngày hôm nay và những vấn đề đang gặp phải. Thời gian cuộc họp nên từ 15 - 30 phút. Mục đích của cuộc họp này là để kiểm tra tiến độ làm việc và điều chỉnh các nội dung công việc nếu cần thiết.

  • Họp sơ kết Sprint

Cuối vòng Sprint, cả nhóm sẽ họp lại, đánh giá mức độ hoàn thành dự án và nhận góp ý từ chủ sở hữu sản phẩm. Sau cùng, người này sẽ quyết định có nên đưa sản phẩm ra thị trường hay không và đưa ra những kế hoạch tiếp theo.

  • Họp cải tiến Sprint

Nội dung họp cải tiến Sprint trong Scrum là gì? Cuộc họp này để xem xét lại toàn bộ quá trình làm việc trong Sprint, bao gồm thành tích, thiếu sót, khó khăn tồn tại. Đây cũng là lúc để các thành viên có thể đưa ra ý kiến cá nhân và tìm kiếm những biện pháp khắc phục.

Các lưu ý khi áp dụng quy trình Scrum

Khi thực hiện Scrum, các đơn vị cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên chia Scrum thành nhiều giai đoạn Sprint nhỏ với thời lượng kéo dài từ 1 - 4 tuần.
  • Trước mỗi Sprint cần lên kế hoạch làm việc, sau đó code và test để có thể cho ra một sản phẩm đáp ứng yêu cầu, có thể thực hiện demo và chạy thử.
  • Khi kết thúc 1 Sprint, nhóm cần thực hiện tiếp các Sprint tiếp theo để hoàn thành dự án.
  • Trong mỗi Sprint sẽ có họp hằng ngày với thời gian từ 15 - 20 phút. Nếu làm việc từ xa có thể kéo dài đến 30 phút.
  • Trong mỗi Sprint, các thành viên phải tạo task cho code và test. Task code và task test nối liền nhau giúp tối ưu thời gian. Khi thời gian làm việc ngắn, hiệu quả sẽ được tăng lên, đảm bảo tiến độ dự án.
  • Scrum cần linh hoạt đáp ứng các thay đổi trong yêu cầu nghiệp vụ và các nghiên cứu theo từng giai đoạn, xác định tốt vấn đề trước mắt để giải quyết kịp thời.
  • Người điều hành dự án là Scrum Master (người hướng dẫn). Trong khi đó, Product Owner (chủ sở hữu sản phẩm) là người đánh giá sản phẩm có đạt yêu cầu, đúng nghiệp vụ hay chưa.
Scrum là gì

Các Sprint hằng ngày sẽ giúp đánh giá lại hiệu quả công việc của đội nhóm

Trên đây là tổng hợp những nội dung giúp độc giả giải đáp câu hỏi Scrum là gì. Chắc chắn rằng, khi ứng dụng Scrum đúng cách, hiệu suất là việc của đội nhóm sẽ được nâng cao đáng kể. 

 

8 Comments

Georgia Reader Reply

Et rerum totam nisi. Molestiae vel quam dolorum vel voluptatem et et. Est ad aut sapiente quis molestiae est qui cum soluta. Vero aut rerum vel. Rerum quos laboriosam placeat ex qui. Sint qui facilis et.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *